Nguyên nhân cháy xe là do xăng

Một đứa con nít lên 3 cũng biết vậy mà công an điều tra thì bó tay, chờ thêm thời gian, thu thập chứng cứ ...

Xe cháy do đâu:

- Lỗi kỹ thuật: Nếu lỗi kỹ thuật thì chỉ xãy ra ở một dòng xe hay một nhà sản xuất nào đó, còn các vụ cháy xe thì không hãng nào là không có. Lỗi kỹ thuật là vô lý
- Lỗi do độ xe: Có mấy chiếc bị cháy có độ gì đâu mà cũng cháy. Lỗi độ xe cũng vô lý
- Lỗi do chuột: Vậy thì chuột mới xuất hiện ở Việt Nam àh? Chuột có ở Việt Nam trước khi có xe máy, nếu do chuột thì các vụ cháy đã xay ra từ thế kỷ trước rồi. Lỗi này quá vô lý
- Lỗi do nhiên liệu: Cái này không một người dân nào biết vì nó liên quan đến các kỹ thuật phân tích rất phức tạp chỉ có các ban ngành chuyên môn mới làm được.

Trong các thứ trên chỉ có nhiên liệu là thay đổi hàng ngày, vậy các vụ cháy xe có nguyên nhân từ nhiên liệu là 99.9%.

Xâu chuổi tất cả các vụ cháy xe thì bạn sẽ có kết quả. Chỉ có điều ai đó đang cố tình không công nhận mà thôi.

Các cơ quan chức năng họ nói gì: "Đã kiểm tra và không có vấn đề gì". Có trời mới biết họ kiểm tra có trung thực hay không? Mà vì sao nghi ngờ ngành chức năng nói không trung thực? Đơn giản thôi bạn có biết các công ty xăng dầu nó quan trọng như thế nào không, nó lớn đến mức nào không? Nếu ai đó cho tôi vài tỷ để nói sai sự thật không chừng tôi cũng làm.

Nếu các kết quả giám định các vụ cháy xe là do lỗi của nhiên liệu hỏi thử xem chuyện gì sẽ xảy ra? chắc ít nhất cũng có vài ông tai to mặt bự vào nhà đá. Người dẫn ùn ùn kéo biểu tình ....

Một bài báo trên tờ Thanhnien đã làm được điều mà người dân Việt Nam đang muốn biết. Lúc mấy nhà đi "săn tin" thì mấy ông công an lúc này chắc đang khò khò ở nhà hay ngồi quán nhậu!

Khác với hình dung của nhiều người rằng xăng dỏm chỉ có ở những điểm bán nhỏ lẻ bên lề đường, trong nhiều ngày thâm nhập, PV Thanh Niên đã phát hiện sự thật kinh hoàng đằng sau những chuyến xe bồn chở xăng dầu đến các cây xăng lớn của nhà nước lẫn tư nhân để bán cho người tiêu dùng. Nguyên nhân xảy ra những vụ cháy liên tục cũng có thể từ đây.


Bơm chất lỏng vào bồn xăng


Theo đúng quy trình vận tải xăng dầu, xe bồn (thường là loại 16.000 lít, 4 hầm chứa) sau khi lấy hàng từ kho phải chở thẳng đến các cây xăng hoặc nhà máy, xí nghiệp để bán cho người tiêu dùng. Thế nhưng, tại TP.HCM, những xe bồn sau khi “ăn hàng” ở Tổng kho xăng dầu Nhà Bè đã rẽ ngang các “trạm pha chế” bí mật.

Những bãi đáp bất thường

Những ngày đầu đeo bám theo các xe bồn xuất phát từ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, chúng tôi đã rất ngạc nhiên không hiểu nhiều khu vực vắng vẻ, thưa thớt dân cư tại các cung đường Hoàng Quốc Việt, Đào Trí, Huỳnh Tấn Phát... (Q.7) “có cái gì” hấp dẫn mà các tài xế đều tranh thủ đưa xe ghé qua với hành tung bí hiểm.

Một đặc điểm chung của những bãi đáp này là rất kín cổng cao tường, phía trước cũng không hề ghi địa chỉ hay tên doanh nghiệp. Trước cổng ra vào luôn có một số thanh niên mặt mày bặm trợn cảnh giới, đi qua đi lại, láo liên quan sát không cho bất cứ người lạ nào có cơ hội tiếp cận. Khi thấy xe bồn quen vừa trờ tới, những người này nhanh chóng mở cổng để xe chạy thẳng vào trong và cánh cổng được đóng lại gần như ngay lập tức.

Thông thường, cứ tầm 8 giờ sáng các ngày trong tuần, trừ chủ nhật, từng đợt xe bồn sau khi nhận hàng từ tổng kho liên tục đổ về đây. Khi còn cách bãi đáp không xa, tài xế điện thoại thông báo cho người canh gác để chuẩn bị mở cổng. Cứ vậy, xe bồn ghé vào các điểm tập kết chỉ trong 15 - 20 phút, lâu nhất là nửa tiếng, rồi những cánh cổng lại nhanh chóng được mở để các xe này tiếp tục hành trình chở xăng dầu đến các cây xăng đại lý. Sau khi xe bồn vừa phóng đi, cũng là lúc xuất hiện một lực lượng khác chở lỉnh kỉnh đủ thứ thùng, can nhựa... và chỉ vài phút sau họ đã nhanh chóng rời khỏi với những can nhựa đầy ắp xăng dầu.

Trong nhiều ngày quan sát bên ngoài, chúng tôi ghi nhận xe bồn của các hãng xăng dầu lớn như Tổng công ty xăng dầu VN (Petrolimex), Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu (trực thuộc Petrolimex), lẫn xe bồn của các doanh nghiệp vận tải được thuê để chở xăng dầu cho các cây xăng như H.P, H.N, T.P, N.B... đều ghé các bãi đáp này một cách bất thường.

Vào vai thợ bẫy chim lật tẩy “quy trình pha chế”

Các bãi đáp đều được canh phòng cẩn thận nên chúng tôi mất rất nhiều thời gian để tìm cách tiếp cận. Có lẽ ông chủ của các bãi đáp này đều đã có sự tính toán kỹ lưỡng để tránh mọi sự dòm ngó. Hơn chục địa điểm mà chúng tôi phát hiện không chỉ kín cổng cao tường, lau sậy um tùm che khuất mọi tầm nhìn, mà xung quanh cũng không có công trình cao tầng nào để có thể phóng tầm mắt quan sát các hoạt động bên trong.

Sau nhiều ngày suy tính, chúng tôi quyết định tiếp cận trực tiếp. Để tránh nghi ngờ của đội ngũ cảnh giới, từ 5 giờ sáng, chúng tôi đóng vai thợ bẫy chim, tay xách lồng chim mồi, vai đeo túi đựng thang dây. Kiên nhẫn chờ đến lúc những người canh gác không để ý, chúng tôi lách ra phía sau, men theo bãi lau sậy dọc đầm lầy, tiếp cận bức tường cao gần 3 mét, dùng thang để vượt tường. Toàn bộ khuôn viên bên trong rộng vài trăm mét vuông, chất đầy thùng phuy, bồn chứa, can nhựa, máy bơm nước...

Từ phía cổng, chiếc xe bồn mang biển kiểm soát 57K-8275 (của Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu, trực thuộc Petrolimex) vội vã tiến vào khu vực chúng tôi đang quan sát. Xe vừa dừng, rất nhanh chóng, một người đàn ông trong xe trèo lên, cúi xuống một góc của xe cầm lên chiếc kéo. Một cách thuần thục, người này dùng kéo cắt đứt niêm (loại niêm nhựa) của 2 trong số 4 hầm chứa xăng rồi lần lượt mở nắp hầm. Ở bên dưới, 2 người đàn ông chờ sẵn vội vã tháo ống bơm quấn dưới xe ra, xả đầy xăng vào 8 can nhựa loại 50 lít. Sau đó, người bên dưới kéo một ống dây từ máy bơm, đưa lên phía trên nóc xe. Người ở trên nhanh nhẹn cầm lấy ống, bơm vào từng hầm một loại chất lỏng khá trong.

Sau khi áng chừng lượng bơm vào tương đương với lượng xăng vừa rút ra, người ở trên tiếp tục chụp lấy một bình loại 1 lít (hoặc xô) do người bên dưới chuyền lên, rồi đổ chất trong bình vào các hầm xăng trên xe. Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, người này đóng nắp hầm lại, dùng kéo cắt bỏ phần dây của niêm nhựa đã bị cắt đứt trước đó, chỉ giữ lại miếng nhựa có ghi số niêm, rồi xâu một sợi dây khác qua và quấn niêm vào nắp hầm như cũ.

Toàn bộ quy trình trên diễn ra rất nhanh, thao tác của những người này cũng hết sức nhuần nhuyễn, kể cả thời gian xe bắt đầu vào đến khi ra khỏi “trạm pha chế” chỉ mất 15 - 20 phút. Xe vừa đi khỏi, người trong bãi liền nhanh chóng trút từng can xăng vào các thùng phuy và bồn chứa lớn, chờ giao lại cho “lực lượng vận chuyển thô sơ” xuất hiện ngay sau đó. (Còn tiếp)

Dùng kéo cắt niêm nhựa trên nắp hầm chứa xăng


Phương Thanh - Trần Hơn