Hàng loạt điện thoại thông minh, máy tính bảng “khủng” gần đây gắn liền với bộ xử lý lõi tứ Tegra 3 của Nvidia, khiến hãng này nhanh chóng lọt vào hàng "sao" trên thị trường bộ xử lý.
Asus bắt đầu hoạt động năm 1989 tại Đài Loan, còn Nvidia từ năm 1993. Nvidia bắt đầu từ việc sản xuất chip xử lý đồ họa, cạnh tranh với AMD và một số hãng khác. Chỉ gần đây hãng mới định hướng phát triển sang mảng di động, khi mà thị trường máy tính bảng và điện thoại thông minh đang cất cánh.
Các nhà quản lý Nvidia thừa nhận mặc dù hãng còn khá “nhỏ” so với TI hay Qualcomm, nhưng việc chip xử lý của hãng được xem xét trong thiết kế máy tính bảng Windows nền ARM là tín hiệu đáng mừng. Tại Mobile World Congress 2012, Microsoft giới thiệu mẫu thiết kế máy tính bảng sử dụng chip ARM của 3 hãng sản xuất chip, cùng mẫu thiết kế X86 của Intel.
Lars Weinand, giám đốc tiếp thị công nghệ cao cấp của Nvidia, cho biết bộ xử lý Nvidia hiện được dùng trên 34 máy tính bảng và 67 điện thoại. Tegra 3 có thiết kế gồm 5 lõi trong đó 4 lõi xung nhịp 1500MHz và 1 lõi xung nhịp 500MHz. Lõi thứ 5 dùng thực thi các tác vụ không đòi hỏi nhiều sức mạnh như chế độ chờ, nghe nhạc.
Nvidia hy vọng hãng sẽ thành công trong việc xây dựng bộ xử lý ARM cho máy tính bảng Windows, cạnh tranh với TI và Qualcomm. Lars Weinand nói rằng Nvidia sẽ thành công bởi vì phía sau hãng là hơn trăm nhà phát triển đầy kinh nghiệm trong việc viết (coding) các ứng dụng Microsoft.
Nvidia không cung cấp thông tin về bộ xử lý di động thế hệ kế tiếp, nhưng hãng cho biết bộ xử lý kế tiếp sẽ có tên mã Bruce.