Mùng 3 tết đi đâu

Mùng 3 tết đi đâu

Với quan niệm “Mùng một Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, người Việt vẫn lấy ngày mùng 3 Tết để hướng về những người thầy, về sự học. Đó cũng là lý do tại sao cứ đến mùng 3 Tết, Văn Miếu lại mở cửa đón khách.

Hàng ngàn người đã đổ về Văn Miếu trong ngày 5-2 để cầu một năm học hành, thi cử được hanh thông. Trong số này, đông nhất là các bạn trẻ sẽ đối mặt với những kỳ thi quan trọng trong năm Tân Mão.

Đến Văn Miếu- Quốc Tử Giám dịp đầu năm trở thành một thói quen ăn sâu vào tâm thức người Hà Nội


Năm nay, BQL Văn Miếu không cho phép trực tiếp xoa đầu rùa,
nhưng nhiều người vẫn cố nhét tiền vào khu vực bia tiến sĩ để “xin lộc”


Các bậc phụ huynh và các bạn trẻ cầu một năm sự học được tiến triển hanh thông
Các bậc phụ huynh cũng coi đây là cơ hội để xin phúc lộc của những người thầy vĩ đại là Khổng Tử, Chu Văn An cho con cái.
Những năm trở lại đây, bên cạnh di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã hình thành phố ông đồ, nơi mọi người có thể đến xin chữ. Phố ông đồ sẽ hoạt động đến hết rằm tháng Giêng nhưng nhiều người quan niệm xin chữ càng sớm càng có nhiều may mắn nên phố này cũng nhộn nhịp, đông vui hơn cả vào mùng 3 Tết.
Phố ông Đồ sẽ hoạt động trong hai tuần ở cạnh Văn Miếu
Các cụ đồ ấm lòng hơn vì ngày càng nhiều người muốn xin chữ
Hai bạn trẻ đã xin được chữ