Hướng dẫn làm Đề tài - Luận văn - Chuyên đề

Hướng dẫn làm đề tài - luận văn - tiểu luận - chuyên đề







MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:



1.1. Luận văn tốt nghiệp:



Luận văn tốt nghiệp là một công trình khoa học quan trọng của sinh viên, nhằm đánh giá khả năng vận dụng tổng hợp những kiến thức đã tiếp thu trong lĩnh vực chuyên ngành để giải quyết những yêu cầu về ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn các hoạt động sản xuất kinh doanh đặt ra. Luận văn tốt nghiệp được tổ chức thời gian thực tập từ 10 - 15 tuần.



1.1.1. Mục đích:



- Giúp cho sinh viên hệ thống kiến thức chuyên ngành đã học



- Giải quyết một phần những vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở sinh viên thực tập.



- Là tài liệu khoa học có thể ứng dụng trong thực tiễn



- Bồi dưỡng cho sinh viên có tư duy sáng tạo và làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học



1.1.2. Yêu cầu về nội dung:



- Đề tài phải gắn với các môn chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh.



- Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp đối với Luận văn tối thiểu là 3 năm trong đó có năm mới nhất (Đối với sinh viên làm luận văn tháng học kỳ I , trường phải bổ sung thêm số liệu 06 tháng đầu của năm làm đề tài), trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của GVHD và Trưởng Khoa quyết định.



1.1.2. Cấu trúc của đề tài:



Nội dung Luận văn tốt nghiệp được cấu trúc thành 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và kiến nghị. Nội dung Luận văn tốt nghiệp tối thiểu là 40 trang, tối đa là 80 trang, không kể biểu bảng, hình vẽ và phụ lục.



Chương 1: GIỚI THIỆU



1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu:



1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu



1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn



1.2. Mục tiêu nghiên cứu:



1.2.1. Mục tiêu chung



1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.2. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu:



1.2.1. Các giả thuyết cần kiểm định



1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu



1.4. Phạm vi nghiên cứu:



1.4.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu)



1.4.2. Thời gian (giai đoạn hoặc thời điểm thực hiện nghiên cứu)



1.4.3. Đối tượng nghiên cứu



1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu



Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



2.1. Phương pháp luận



Trình bày khung lý thuyết nghiên cứu



2.2. Phương pháp nghiên cứu



2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu



2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu



2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu (theo từng mục tiêu)



Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRANG, HIỆU QUẢ CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU



- Trình bày dưới dạng mô tả các chỉ tiêu chính liên quan đến thực trạng



- Đánh giá thực trạng, hiệu quả của đối tượng nghiên cứu



Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG



- Phân tích mối quan hệ/kiểm định giả thuyết



- Trình bày kết quả của mô hình và giải thích ý nghĩa



- Đánh giá, nhân xét tác động và ảnh hưởng của vấn đề nghiên cứu



Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP



- Tồn tại và nguyên nhân



- Dựa vào tồn tại và nguyên nhân từ chương 3, chương 4 phân tích để trình bày giải pháp



Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ



6.1. Kết luận



6.2. Kiến nghị



1.2. Chuyên đề Kinh tế:



Sau khi học hết các môn chuyên ngành rộng sinh viên phải thực hiện Chuyên đề Kinh tế theo qui định của Khoa.



1.2.1.Mục đích:



- Giúp sinh viên củng cố kiến thức chuyên ngành và biết vận dụng vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh.



- Bước đầu làm cho sinh viên làm quen với kỹ năng viết và tổng hợp những chuyên đề ngắn



- Giúp cho sinh viên làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học



1.2.2. Yêu cầu về nội dung:



- Đề tài phải gắn với các môn chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh



- Phải sử dụng số liệu sơ cấp hoặc thứ cấp để phân tích



- Số liệu thu thập để làm đề tài đối với Chuyên đề Kinh tế ít nhất là 2 năm trong đó có năm mới nhất, trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của GVHD và Trưởng Khoa quyết định.



1.2.3. Cấu trúc của đề tài:



Nội dung Chuyên đề Kinh tế được cấu trúc thành 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và kiến nghị. Nội dung Chuyên đề Kinh tế tối thiểu là 15 trang, tối đa là 20 trang, không kể biểu bảng, hình vẽ và phụ lục.



Phần giới thiệu:

- Lý do chọn đề tài

- Khái quát phương pháp tiến hành đề tài



Phần nội dung:



- Phân tích thực tế



- Đánh giá thực tế



- Đề ra phương hướng, biện pháp



Phần kết luận và kiến nghị:



1.3. Chuyên đề chuyên ngành:



Cấu trúc như đối với Chuyên đề Kinh tế, nội dung do Bộ môn qui định.



Hướng dẫn làm đề tài - luận văn - tiểu luận - chuyên đề